Hậu quả khôn lường khi mất răng

23:24 |

Mất răng không chỉ khiến cho chức răng nhai nuốt, phát âm của con người trở nên khó khăn hơn mà còn làm giảm thẩm mỹ của toàn bộ khuôn mặt. " Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ " nhưng khi nở nụ cười mà bạn lại bị lộ hàm răng không đầy đủ của mình thì rất ngại đúng không nào. Chúng mình sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn những hậu quả do mất răng để lại nhé!

1. Mất răng do những nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất răng và hậu quả của nó không những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, thẩm mỹ mà còn sức khỏe toàn thân… Sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
– Mất răng do bị nha chu
– Mất răng do tai nạn (té, ngã….)
– Chứng mất răng bẩm sinh
– Mất răng do thói quen vệ sinh răng miệng không kĩ dẫn đến sâu răng, viêm nướu, lợi…
Hậu quả khôn lường khi mất răng
Hậu quả khôn lường khi mất răng

2. Mất răng để lại những hậu quả như thế nào?


Tất cả các bệnh liên quan đến răng nếu không được chữa trị kịp thời thì dẫn đến hậu quả cuối cùng là mất răng (có thể răng tự rụng hoặc răng phải nhổ ). Khi răng bị mất lâu ngày, nếu không đươc chữa trị kịp thời thì hậu quả mà người bệnh phải gánh chịu rất nghiêm trọng 
Sau đây là hậu quả khôn lường của mất răng:

- Khó khăn trong việc ăn nhai:
Nếu bị mất răng thì chức năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng khiến người bệnh không thể nhai thức ăn dai, cứng và dẫn tới ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột.
Hậu quả khôn lường khi mất răng
Hậu quả khôn lường khi mất răng


- Xáo trộn khớp cắn:
Các răng kế cận có xu hướng xê dịch vào khoảng trống mất răng, các răng đối diện vùng mất răng có thể trồi lên hoặc thòng xuống quá mức. Về lâu dài sẽ phát sinh ra các vấn đề về khớp căn và thay đổi hình dáng khuôn mặt.
- Tiêu xương:
Xương ổ bắt đầu tiêu dần dần sau khi mất răng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ kích thước khuôn mặt, việc tiến hành và duy trì tạm thời thường là: Làm răng giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ, nên không thể đạt được thẩm mỹ.
- Lão hóa sớm:
Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi mất răng hai má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt bạn trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.
Hậu quả khôn lường khi mất răng
Hậu quả khôn lường khi mất răng

- Phát âm không chính xác:
Nhất là trường hợp bị mất răng cửa, ảnh hưởng đến việc phát âm do giảm hoặc mất mối tương quan răng – môi – lưỡi làm cho bệnh nhân phát âm ngọng.

Hiện nay, tùy theo từng nhu cầu và đặc điểm của người bệnh mà có những phương pháp trồng răng và các loại răng giả khác nhau như: hàm giả tháo lắp, cầu răng, implant nha khoa.
Tuy nhiên, các loại răng giả như hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng cố định không thể ngăn chặn quá trình tiêu xương của bạn sau khi mất răng. Chỉ có Implant nha khoa mới bảo tồn được xương hàm, từ đó bảo tồn hình dáng của khuôn mặt.
  Vì xương hàm sẽ tiêu nhiều theo thời gian, nên việc thay thế răng mất bằng implant nha khoa càng sớm thì càng đơn giản, tỉ lệ thành công cao, cũng như giữ được thẫm mỹ. Nhưng đòi hỏi chi phí cao và người bệnh phải có sức khỏe răng miệng tốt.

Mất răng mà không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả khôn lường mà có thể người bệnh không ngờ tới. Chính vì vậy, khi gặp các bệnh lý răng hàm mặt, bạn nên tìm hiểu các biện pháp để khắc phục và đến gặp nha sĩ sớm nhất có thể. 
Read more…

Gãy răng cửa thì phải làm sao?

21:48 |

Răng cửa rất dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tai nạn giao thông, va chạm vật cứng,.... Hơn nữa, răng cửa lại mang tính thẩm mỹ cho toàn bộ khuôn mặt của bạn, nếu bị tổn thương sẽ gây mất thẩm mỹ. Các trường hợp tổn thương răng cửa có thể kể tới là: sứt mẻ, gãy rời,... Trong đó, nặng nhất chính là gãy răng cửa. Vật gãy răng cửa thì phải làm sao?


Gãy răng cửa thì phải làm sao
Gãy răng cửa

1. Răng cửa là gì? 

Bạn hãy để ý hàm trên và hàm dưới,  4 răng hàm trên gồm 2 răng to nhất ở giữa và 2 răng bên cạnh và 4 răng hàm dưới song song chính là răng cửa. Răng cửa có chức năng cắn xé thức ăn. Hình thể thường dẹt, có 1 rìa cắn, 2 cạnh bên là cạnh bên gần và cạnh bên xa, gót răng là vùng lồi ở mặt sau của răng.

Gãy răng cửa thì phải làm sao
Răng cửa

2. Gãy răng cửa thì phải làm sao?

Gãy răng cửa là một trong những bệnh lý thường gặp trong nha khoa. Gãy răng cửa chia ra thành nhiều loại. Mỗi loại lại có cách điều trị khác nhau.

*Loại 1: Gãy thân răng không lộ tủy 
Nên giảm mọi tác động mạnh lên  răng, tủy răng cần được theo dõi thường xuyên và chỉ lấy tủy khi răng bị sưng, đau. Nha sĩ sẽ thực hiện việc trám tái tạo thân răng thường 3 tuần sau khi răng bị chấn thương. 
Gãy răng cửa thì phải làm sao
Gãy răng cửa

*Loại 2: Gãy thân răng có lộ tủy nhưng không chảy máu 
Trường hợp này răng chỉ đau khi bị kích thích, người bệnh nên đến nha sĩ điều trị sớm để được che tủy và trám bảo tồn tủy. Chỉ lấy tủy khi có triệu chứng sưng đau hoặc đau tự phát liên tục. Trường hợp lộ tủy, chảy máu từ vết gãy, răng chưa đóng chóp đủ, nên đến nha sĩ điều trị tủy và băng tạm ống tủy 3-9 tháng hoặc 1-3 năm, đến khi răng đóng chóp mới trám bít tủy răng hoàn chỉnh. 
Một lưu ý các răng đã lấy tủy rất dễ vỡ nếu va chạm vật cứng. 
Gãy răng cửa thì phải làm sao
Gãy răng cửa

*Loại 3: Gãy thân răng
- Gãy ngang chân răng: Trường hợp này răng bị gãy 1/3 chân răng hoặc 1/2 chân răng có tiên lượng lưu giữ lại răng tốt. Một số trường hợp hai mảnh gãy, tủy vẫn còn sống. Răng sẽ được cố định vào răng kế cận bằng nhựa quang trùng hợp và vệ sinh kỹ. 
- Gãy dọc theo chiều dài trục răng: Đường gãy theo chiều dài trục răng, khó hàn dính bằng sự vôi hóa, thường là phải nhổ răng.
Gãy răng cửa thì phải làm sao
Gãy răng cửa

*Loại 4: Gãy thân răng, gãy gần cổ răng dưới nướu 
Đối với trường hợp gãy răng cửa này, phần gãy thân răng nên nhổ bỏ, lấy tủy phần chân răng và tạo cùi giả gắn mão phục hình trên chân răng. Để phòng ngừa chấn thương răng, cần mang khí cụ bảo vệ hàm mặt khi tham dự thể thao; đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe mô tô tham gia giao thông; thắt dây an toàn khi ngồi trong xe hơi. 
Nên chỉnh nha cho trẻ trong các trường hợp sâu, hô để tránh tổn thương vùng răng cửa khi ngã. Khi có tổn thương ở răng, nên sớm đến trung tâm điều trị nha khoa.

Gãy răng cửa không chỉ khiến cho chức năng nhai nuốt trở nên khó khăn mà còn làm giảm tính thẩm mỹ. Đặc biệt là khi bạn cười, trong khi đó "nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Chính vì vậy, khi có bất kỹ chấn thương nào liên quan đến răng cửa bạn nên đến nha sĩ khám càng sớm càng tốt nhé!
 

Read more…